1. Cây cọ cảnh là cây gì?
Cây cọ cảnh hay cọ kiểng thuộc họ nhà cau nhưng lại không quá cao chỉ khoảng từ 50cm đến 2m, thích nghi với điều kiện khí hậu mát mẻ và được trồng phổ biến trong sân vườn của các gia đình. Có rất nhiều loại khác nhau như cây cọ ta, cọ lá tre, cọ mỹ, cau đỏ, cau tứ quý...
- Tên tiếng Anh: Rhapis Excelsa.
- Tên khoa học: Elaeis guineensis.
- Nguồn gốc: Từ Đảo Guadalupe sau này được du nhập rộng rãi khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Thân gỗ nhỏ, dáng cột, màu xám có các vết sẹo do cành già bị rụng để lại. Tạo ra một dáng dấp khỏe khoắn pha chút phong trần cho cây.
- Lá cây có màu xanh hoặc màu xanh sẫm, vừa dày và dài giống như một chiếc ô với độ rộng tán khoảng chừng 5-10cm. Bề mặt xếp thành nếp, có hình chân vịt và các tán xòe rộng ra nhiều phía trông rất đẹp mắt. Cuống lá thon dài cùng mép lá hình răng cưa nối tiếp nhau, và cứng chắc, có những gai nhọn mọc dọc.
- Hoa có màu xanh, hình cầu, đơn tính mọc cùng gốc. Hoa cọ đực hình trụ dài, có màu nâu đỏ, mọc phía trên. Hoa cái màu xanh, hình cầu và mọc phía dưới.
2. Cây cọ cảnh có tác dụng gì?
- Để trang trí: Cây dễ chăm sóc lại lớn chậm, cây bóng mát ít rụng lá đáng được trồng và được ưa chuộng. Cây làm gia tăng mỹ quan cho quán café, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng...
Cây cọ đặc biệt phù hợp khi đặt trong phòng có tông màu trắng và sáng. Dáng cây đẹp nên có thể đặt tại nhiều vị trí khác nhau như phòng ăn, phòng khách hay sảnh chờ tại các công ty,… đều phù hợp.
- Lọc không khí: Cây giúp lọc khí độc như benzen và formaldehyde - những loại khí được sinh ra từ những vật phổ biến trong nhà, từ khói thuốc và các tấm cách nhiệt, có thể gây ung thư cho con người. Do đó, cọ cảnh được xem là loại cây ưu tiên hàng đầu ở những không gian kín, ít cửa sổ. Không chỉ có vậy, cây còn có thể đuổi muỗi, côn trùng, kiến, gián…
Cây cọ còn có thể hút các khí nóng tỏa nhiệt từ các thiết bị điện tử, khiến cho không khí trở nên dịu mát. Bên cạnh đó cây còn có thể tăng khả năng tập trung làm việc và ghi nhớ, nên trồng cây ở văn phòng vì chúng mang lại nhiều lợi ít cho dân công sở.
- Quà tặng ý nghĩa: Lá cây có tán rộng phủ một màu xanh tươi mát kết hợp cùng màu nâu của thân rất phù hợp cho mệnh Thổ và mệnh Kim. Để mang lại sự may mắn, cung cấp năng lượng tràn đầy cho ngày mới để công việc được hiệu quả hơn.
Chính vì vậy một chậu cọ cảnh nhỏ xinh sẽ là một món quà tặng nhiều ý nghĩa trong những ngày lễ kết, khai trương hoặc kinh doanh. Cây sẽ thay lời muốn nói của bạn dành cho những người mà bạn yêu thương, quý mến. Cây là biểu tượng cho ý nguyện may mắn, tài lộc và thành công cho người được nhận.
3. Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
- Tượng trưng cho sự sung túc: Cây cọ trong phong thủy là loại cây tốt mang điềm lành, may mắn và giàu sang cho người trồng bởi tán cây to rộng hút “tài lộc”.
Lá cây cọ to, xanh mượt và xòe giống như hình tròn thể hiện sự tròn đầy, sung túc. Các lá cọ ngửa ra ngoài như những bàn tay to hứng lộc, lá màu xanh mượt phủ khắp từ trên xuống dưới như một biểu tượng về sự sung túc, đủ đầy. Vì thế nhiều người quan niệm rằng cây giúp mang lại tài lộc và của cải đến cho người trồng.
- Xua đuổi khí xấu: Màu sắc cây tươi sáng, dáng cây thẳng và cứng cỏi nên được coi như một loại cây trấn tà. Một số nơi cây cọ được trồng như cây trấn nhà trong phong thủy. Trồng cây cọ trong nhà có tác dụng xua đuổi tà ma.
Thế cây đẹp, hướng ra xung quanh giúp thu hút vượng khí cho căn nhà. Nếu đặt chúng ở những vị trí thích hợp, nó sẽ mang lại nguồn vượng khí, lấn át những điều xấu xa và xui xẻo. Khi đó, nếu trong nhà trồng cây này sẽ giúp gia chủ sẽ cảm thấy cuộc sống suôn sẻ, dễ chịu hơn nhiều.
- Hỗ trợ phát triển sự nghiệp: Đây là loại cây của sự may mắn, hy vọng và điềm mừng. Tán cọ rộng và lớn gợi cho người ta cảm giác khoáng đạt, giúp sự nghiệp và cuộc sống của người trồng có nhiều thăng tiến.
- Biểu tượng sức sống dẻo dai: Cây xanh tươi, mang lại cảm nhận của sức sống, sự vui tươi và tràn trề sinh khí. Cây mang ý nghĩa về một sức sống bền bỉ, một năng lượng xanh tràn trề tượng trưng cho sức sống dẻo dai, khỏe mạnh.
4. Cây cọ cảnh hợp mệnh gì, tuổi nào?
Cây là biểu trưng cho sự thịnh vượng, may mắn vương lên trong cuộc sống giúp gia chủ làm ăn phát tài. Cây cọ nhật có màu xanh rất hợp với mệnh Thổ và Kim.
Hai mệnh này trồng cây cọ sẽ phát huy khả năng tài lộc của cây. Ngoài ra lá của cây cọ như những chiếc quạt lớn xua đi những điềm xấu, sinh tài giữ của.
Hai mệnh này trồng cây cọ sẽ phát huy khả năng tài lộc của cây. Ngoài ra lá của cây cọ như những chiếc quạt lớn xua đi những điềm xấu, sinh tài giữ của.
5. Cây cọ cảnh nên trồng ở đâu?
Cây cọ hình dáng đẹp, dễ chăm sóc phù hợp với nhiều môi trường khác nhau lại có nhiều ý nghĩa trong phong thủy, rất phù hợp để làm tăng không gian thanh mát cho các văn phòng, nhà ở, quán café, quán trà… Cây cũng thường được trồng chậu nhỏ xinh trang trí hiên nhà, cửa ra vào, cầu thang với mong muốn ăn nên làm ra.
Vốn là loại cây ưa ánh sáng nên cây cọ kiểng thường được trồng ở những vị trí thoáng đãng như khuôn viên sân vườn, sân thượng, ban công hoặc cửa sổ.
Chúng tạo điều kiện thuận lợi mỗi khi chăm sóc và chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, các vị trí đặt không nên có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp để tránh gây hại và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Vốn là loại cây ưa ánh sáng nên cây cọ kiểng thường được trồng ở những vị trí thoáng đãng như khuôn viên sân vườn, sân thượng, ban công hoặc cửa sổ.
Chúng tạo điều kiện thuận lợi mỗi khi chăm sóc và chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, các vị trí đặt không nên có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp để tránh gây hại và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Tùy vào kích thước cây lớn hay nhỏ bạn có thể chọn vị trí trồng cây thích hợp.
- Những cây mini có thể trang trí ở bàn học, bàn làm việc, bàn ăn, bàn tiếp khách hay các khu vực ban công, cửa sổ.
- Những chậu cây to cao lớn từ 1m – 2m thì được để ở các đại sảnh, phòng khách, trước các lối hành lang để gia tăng tính thẩm mỹ và xanh mát hơn cho công trình kiến trúc, tạo mỹ quan đẹp hơn và bớt trống trải.
Đặc biệt, với những tòa nhà cao tầng, sân vườn biệt thự hoặc sân vườn nhà ống thì cây cọ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho không gian trở nên rộng rãi, trong lành hơn. Nó giảm thiểu sự ngột ngạt của khung cảnh nội thất chật chội và mang đến những cái nhìn mới mẻ, đã chiều hơn cho người trồng.
6. Cách chăm sóc cây cọ cảnh dễ sống nhất
Thông thường cây được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Sau khi hạt cọ cảnh nảy mầm thành cây con, có thể đem trồng trên đất hay thủy sinh đều được. Khi trồng cây cần biết rằng phải chọn ở nơi mà cây có thể đón được đủ ánh nắng mặt trời và đất có khả năng thoát nước tốt.
Đất trồng
Đất trồng cây nên dùng loại đất thịt giàu các khoáng chất và dinh dưỡng. Nên chọn loại đất thịt pha với mùn, các chất dinh dưỡng hữu cơ và có khả năng thoát nước tốt.
Có thể thay đất 6 tháng 1 lần để cây có đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây và hạn chế vi sinh vật có hại trong đất làm ảnh hưởng đến cây.
Nếu trồng cây trong chậu nên dùng đất trộn với một phần chất khoáng bón cho cây, một phần than bùn và một phần đất chậu. Cần nhớ rằng chậu phải có lỗ thoát nước dễ dàng.
Ánh sáng
Cây cọ kiểng khi còn nhỏ ưa bóng râm nhưng khi đã trưởng thành thì lại là cây ưa sáng. Nếu không đủ ánh sáng cây rất dễ bị rụng lá và nhanh chết. Vì vậy tùy theo số năm trồng và kích thước của cây mà người trồng cần có những điều chỉnh phù hợp.
Với cây cọ loại nhỏ, ta nên đặt cây trong nhà, phơi nắng cho cây ngày 2 lần vào ban sáng và chiều đó là thời điểm cây phát triển tốt nhất, tránh các vị trí có ánh nắng trực tiếp làm héo lá cây.
Đối với những cây trưởng thành, nếu vẫn muốn trồng cây trong nhà thì cần chọn những nơi có nhiều ánh sáng như cạnh cửa sổ hay ban công, cửa ra vào.
Vốn là loại cây ưa ánh sáng nhẹ nên trong một ngày nên cho cây ra ngoài ánh sáng khoảng 6-8 tiếng. Nếu là cây trang trí trong phòng, bàn làm việc thì cần nên mang cây ra ánh sáng 2 ngày một lần.
Loại cây này có thể sống trong môi trường nhiệt độ từ 18-28 độ C. Kết hợp với không gian có khoảng 40-50% ánh sáng, không nên để trong tối quá lâu nên người trồng cần chú ý. Cây phù hợp trong môi trường làm việc văn phòng.
Tưới nước
Cây cọ kiểng sinh trưởng chậm, ưa ẩm và có nhu cầu nước khá cao, nhưng khi trồng trong nhà thì không cần tưới cho cây quá nhiều nước. Để cây tươi tốt và khỏe mạnh, bạn chỉ cần tưới cho cây khoảng 3 lần mỗi tuần và mỗi lần 1 ly nước là được.
Tưới ướt đất không nên tưới quá nhiều sẽ làm bị ngập úng và thối rễ khiến cây bị chết.
Bón phân
Để cây luôn xanh tốt, giữ được màu sắc đẹp, cành mập thì bạn có thể bón thêm phân (NPK, hữu cơ, vi sinh..) mỗi tháng 1 lần. Dùng phân bón theo hướng dẫn ghi trên bao bì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây.
Tuy nhiên nên khống chế lượng phân vừa đủ để không ảnh hưởng đến chất lượng đất và làm chết cây. Ngoài ra, nếu không muốn dùng phân thì bạn có thể đổ nước vo gạo vào cây để cây phát triển tốt nhất.
Sâu bệnh
Cây ít khi bị sâu bệnh nhưng dễ bị héo lá, đốm vàng, phấn trắng... Khi phát hiện cần tiến hành cắt bỏ cành bệnh để tránh lây bệnh cho các cành lá khỏe khác
Đồng thời, các cây bị rụng lá hoặc các nhánh có hiện tượng mềm thì cần kiểm tra rễ và đưa vào quá trình chăm sóc đặc biệt để hồi phục cây. Nếu không để lâu dần dần cây sẽ bị chết lúc nào mà bạn không biết.
Cây cọ kiểng rất dễ sinh trưởng và phát triển tốt nên việc cắt tỉa rất quan trọng, giúp cây có tán lá như ý muốn. Tuy nhiên không nên cắt tỉa quá nhiều vì quá mức có thể gây hại cho cây.