Xem tuổi làm nhà là chọn tuổi người đàn ông lớn nhất trong gia đình ( cưới vợ tuổi đàn bà – làm nhà tuổi đàn ông). Đối với nhà nhiều thế hệ, dù lấy tuổi đàn ông làm nhà nhưng vẫn chú trọng lấy tuổi cao nhất. Điều này thể hiện sự sống lâu nên nhà sẽ bền vững.
Do đó, trong một gia đình nếu bố còn và ở chung thì mặc định chọn tuổi bố, trừ trường hợp vợ chồng mua đất cất nhà ở vị trí khác thì chọn tuổi của con.
Do đó, trong một gia đình nếu bố còn và ở chung thì mặc định chọn tuổi bố, trừ trường hợp vợ chồng mua đất cất nhà ở vị trí khác thì chọn tuổi của con.
- Khi xem tuổi làm nhà không chọn tuổi phụ nữ, trừ trường hợp gia đình không có đàn ông thì chọn tuổi người nữ lớn nhất.
Có nhiều yếu tố cần phải xem xét khi chọn tuổi làm nhà, ta có thể điểm qua như: Bát quái cửu trạch, Kim Lâu, Tam Tai, Hoang Ốc, Năm sát chủ, Hướng sát chủ... Tuy nhiên nếu để thỏa mãn tất cả các trường hợp trên, e rằng sẽ rất khó để chọn ra một tuổi ưng ý để làm nhà.
Vậy, trong các yếu tố trên, có những tiêu chí quan trọng ta phải ưu tiên trước và tính Kim Lâu được các chuyên gia phong thủy xem là quan trọng nhất còn Hoang ốc, Tam tai không nên quá đặt nặng, nếu phạm vẫn có cách hóa giải mà không gây ảnh hưởng gì cả. Và ngoài ra, gia chủ phạm Hoang ốc, Tam tai mà không phạm Kim Lâu vẫn cúng động thổ được bình thường.
Những việc quan trọng nhất, theo phong tục lâu đời truyền lại thì cần chú ý tới:
+ Mượn tuổi xây nhà nếu phạm Kim lâu
+ Xem ngày động thổ
+ Xem ngày nhập trạch
Chỉ cần như vậy là đã đầy đủ lễ nghi cần thiết khi cất nhà mới, điều cốt yếu là phước đức và sự thành tâm của gia chủ được chứng giám thì sẽ tự nhiên mang đến may mắn và hanh thông. Ngoài ra, chủ nhà không nên xem nhiều tư liệu không rõ ràng hay nghe lời bàn tán của những người xung quanh để tránh bị ảnh hưởng tâm lý.
Kim Lâu là gì?
Tại khá nhiều địa phương, cách tính Kim Lâu là nếu tuổi có số lẻ (đuôi) là 1-3-6-8 thì phạm Kim Lâu. Nhưng cách tính đó thực chất là truyền miệng đã bị sai khác với cách tính nguyên bản theo Dịch học (dựa vào Hậu thiên bát quái & Bản đồ Lạc thư cửu cung):
Cách tính Kim Lâu chuẩn khi xem tuổi làm nhà thì cần lấy tuổi mụ chia cho 9, nếu số dư là 1-3-6-8 thì phạm Kim Lâu. Kim Lâu chia ra thành 4 loại khác nhau dựa theo số dư sau khi chia tuổi:
+ dư 1 là “Kim Lâu thân”
+ dư 3 là “Kim Lâu thê”
+ dư 6 là “Kim Lâu tử”
+ dư 8 là “Kim Lâu lục súc”
Có người tính tuổi phạm Kim Lâu nhưng xét các yếu tố khác không ảnh hưởng thì vẫn làm nhà tốt, hoặc mượn tuổi làm nhà cũng là giải pháp thường được áp dụng.
Ví dụ tính tuổi 36, ta thấy 36:9 dư 0 nên không vướng Kim lâu. 37 chia 9 dư 1 vướng Kim Lâu Thân. Cứ như vậy ta sẽ tính được các năm vướng kim lâu hay không.
Ví dụ tính tuổi 36, ta thấy 36:9 dư 0 nên không vướng Kim lâu. 37 chia 9 dư 1 vướng Kim Lâu Thân. Cứ như vậy ta sẽ tính được các năm vướng kim lâu hay không.
Nhưng ăm tốt của Cửu Trạch chưa hẳn đã tốt theo Kim Lâu, lấy ví dụ tuổi 37, thuộc Mệnh Trạch là Phúc, là tốt đẹp nhưng theo cách tính Kim Lâu thì năm này vướng Kim Lâu thân, nên nếu làm nhà tuổi này vừa có Phúc lại vừa ảnh hưởng đến gia chủ, vừa có tốt vừa có xấu.
Có thể thấy năm đẹp ít, mà năm xấu chiếm đa số. Vấn đề đặt ra là nếu gia chủ không chờ được, hoặc đã qua tuổi đẹp thì có làm được không, và khắc phục như thế nào? Có nhiều cách để hóa giải, tùy thuộc vào tuổi và tình hình thực tế của mỗi người mà sẽ có những cách khác nhau.
Điển hình có hai cách hiện nay người ta thường sử dụng là "mượn tuổi" và kiểu " làm trước động thổ sau", tùy vào thực tế.
Trong thực tế nếu trong năm nào đó gia chủ khi xem tuổi làm nhưng chưa được tuổi thì có thể mượn tuổi người thân hoặc bạn bè hợp tuổi đứng ra động thổ giúp. Nhờ người thân hoặc bạn bè có tuổi đẹp, nhưng trong năm đó không làm nhà, thì có thể đứng ra cúng động thổ và nhập trạch giúp gia chủ.Tuy nhiên không phải dễ trong mượn tuổi, có khi không tìm được người có tuổi đẹp, có khi không nhận được sự trợ giúp.
Người mượn tuổi nên là nam giới, nếu tuổi tác lớn hơn gia chủ thì càng tốt. Một điều cần chú ý là gia đình không có tang chế và điều quan trọng nữa đó là tuổi không phạm vào các hạn Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu trong Phong thủy.
Người mượn tuổi nên là nam giới, nếu tuổi tác lớn hơn gia chủ thì càng tốt. Một điều cần chú ý là gia đình không có tang chế và điều quan trọng nữa đó là tuổi không phạm vào các hạn Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu trong Phong thủy.
Làm trước động thổ sau: Thầy phong thủy sẽ chọn cho gia chủ một ngày - giờ động thổ, sau khi làm xong vào ở bình thường, đến thời điểm hợp lý sẽ làm lễ động thổ lại và nhập trạch.
Mượn tuổi làm nhà như thế nào cho đúng?
Khi bạn làm nhà mới sẽ rất vất vả, cuộc sống sẽ bị xáo trộn nên cần chuẩn bị: Tâm lý tốt, bố trí công việc khoa học, chuẩn bị chu đáo… thì mọi việc sẽ trở nên tốt hơn, tránh được những vấp váp trong quá trình làm nhà.
+ Nên mượn tuổi của người thân trong nhà, trong nội tộc, gần nhà bạn có dự định xây là tốt nhất sẽ thuận tiện cho bạn về các thủ tục sau này.
+ Người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa làm nhà xong. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó bạn cũng nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ để giúp mình động thổ.
+ Chỉ được phép mượn tuổi để khởi công xây nhà mới. Không mượn tuổi khi sửa nhà.
Nếu bạn dự định sửa chữa nhỏ mà không động đến đất thì chỉ cần chọn ngày tháng đẹp để làm.
Nếu bạn sửa nhà mà động đến đất thì cần xem đến năm vì khi đó động chạm đến Thần Linh.
Nếu năm bạn định sửa nhà mà không được tuổi thì nên chọn năm khác.
Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà
+ Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi.
+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ ( cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp).
+ Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.
+ Khi đổ mái (làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.
+ Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như: Dâng hương, khấn hoàn thành nhà mới.
+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ: Chủ nhà làm giấy mua lại nhà (với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi động thổ).
+ Chủ nhà làm lễ nhập trạch.
Thủ tục về nhà mới (nhập trạch) khi mượn tuổi
+ Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước( mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào bếp lửa (tốt nhất là bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước…
+ Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang bếp, gạo, nước… Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.
+ Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ,thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.
+ Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện (theo quan niệm bây giờ cho tiện), hay 1 bộ nồi niêu. Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia.
Lưu ý khác
Xét theo góc độ lịch sử, mỗi mảnh đất đều trải qua nhiều đời chủ. Đầu tiên là công của những người mở cõi, lập làng, họ sẽ chia đất đó cho dân làng đến ở. Khi họ mất đi được nhân dân phong làm Thành hoàng làng và dựng đình, đền thờ. Đó được coi là người chủ đầu tiên.
Cứ thế, đời ông bà, cha mẹ để lại đất đai cho con cháu, rồi người này sang nhượng cho người khác... Từ đó có thể khẳng định, mảnh đất hiện tại chúng ta đang ở là sự kế thừa của những tiền chủ.
Thứ hai, trong lịch sử cũng ghi nhận có những trường hợp khi người thân mất đi, gia đình sẽ chôn ngay trong vườn nhà hoặc trong khu đất mà người chết lúc còn sống cai quản. Về mặt tâm linh, cổ nhân quan niệm, "hồn" của người chết vẫn cai quản mảnh đất đó. Vậy nên, khi xây nhà, cần phải có sự "xin phép" họ.
Cứ thế, đời ông bà, cha mẹ để lại đất đai cho con cháu, rồi người này sang nhượng cho người khác... Từ đó có thể khẳng định, mảnh đất hiện tại chúng ta đang ở là sự kế thừa của những tiền chủ.
Thứ hai, trong lịch sử cũng ghi nhận có những trường hợp khi người thân mất đi, gia đình sẽ chôn ngay trong vườn nhà hoặc trong khu đất mà người chết lúc còn sống cai quản. Về mặt tâm linh, cổ nhân quan niệm, "hồn" của người chết vẫn cai quản mảnh đất đó. Vậy nên, khi xây nhà, cần phải có sự "xin phép" họ.
Thêm nữa, chính sự bùng nổ dân số đã khiến cho người ta phải san ủi, di chuyển những khu nghĩa địa để lấy đất xây nhà cửa. Trong trường hợp này, ít nhiều đã có sự xâm phạm đến người đã khuất, cũng giống như việc bạn đang ở nhà mình nhưng lại bị người khác ngang nhiên phá nhà của bạn, xây nhà của họ trên chính mảnh đất của bạn. Nếu làm không tốt khâu "giải phóng mặt bằng" thì người sống cũng sẽ khó mà yên tâm được. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Về mặt khoa học, việc xây nhà trên những khu đất từng là nghĩa địa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ của người sống trong đó, vì có thể trường năng lượng của tiền chủ không hợp với trường năng lượng của gia chủ hiện tại, âm khí nặng hơn thì những người vốn đã có sức khoẻ yếu, người già sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, bị ốm đau, bệnh tật, thậm chí là mất mạng".
Một điểm đáng lưu ý khác, với trường hợp mua bán nhà mang tính chất đầu tư, những hạn trên không cần quan tâm, chúng ta vẫn có thể thực hiện bình thường.
MiMo
MiMo