“Phong thủy - Ngũ hành”

Cỏ lan chi phong thủy nhỏ bé, dễ trồng nhưng không phải ai cũng biết tận dụng hết những lợi ích của nó mang lại như: làm thuốc chữa bệnh, hút khí độc, thu hút tiền tài,...

Cỏ lan chi phong thủy: Cây nhỏ bé nhưng thu hút tài lộc cực kỳ lớn

Cỏ lan chi phong thủy nhỏ bé, dễ trồng nhưng không phải ai cũng biết tận dụng hết những lợi ích của nó mang lại như: làm thuốc chữa bệnh, hút khí độc, thu hút tiền tài,...

Cỏ lan chi phong thủy: Cây nhỏ bé nhưng thu hút tài lộc cực kỳ lớn

 1. Cây cỏ lan chi phong thủy là cây gì?


Cây lan chi có nhiều tên gọi khác nhau như dây nhện, thảo lan chi, lục thảo trổ, cây mẫu tử, cây điếu lan, cây lan móc,... Cây thuộc giống cây bụi nhỏ, có chiều cao trung bình từ 20 - 40 cm. Có 2 loại cơ bản thường thấy: Lan chi lá dài và lan chi lá sọc. Trong đó loại lá sọc phổ biến hơn.
  • Tên khoa học: Chlorophytum Comosum. Cây thuộc họ Tỏi rừng - Asphodelaceae.
  • Tên tiếng Anh: Spider Plant.
  • Nguồn gốc: Từ miền nhiệt đới châu Phi rồi du nhập sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm: 
  • Thân thảo, thường mọc thành bụi nhỏ, bị bao phủ bởi nhiều lớp lá chồng lên nhau, chỉ có 1 thân rễ ngắn, rễ phát triển thành củ thịt dần phình to, dễ dàng tách ra khỏi thân cỏ. 
  • : dài mọc sát đất, dạng hình giáo, kéo dài ở đầu. Lá màu xanh, có sọc trắng chạy dài trên mặt lá. Cánh lá mỏng nhưng cứng và giòn.
  • Hoa: nhỏ, mọc thành cụm nhỏ màu trắng. Hoa trông như ngôi sao nhỏ, khoảng 6 cánh, giữa đầu cánh hoa sẽ có các nhụy vàng điểm xuyết.
  • Rễ: phình ra thành củ nẳm dưới đất.  

2. Cây cỏ lan chi phong thủy có tác dụng gì?


- Chữa bệnh: Phần lá và thân dùng để làm thuốc thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm,… Bạn có thể giã nát thân cây, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng mà phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Để trang trí: Ứng dụng phổ biến của cây cỏ lan chi đó là trang trí nhà cửa, văn phòng. Với hình dáng mềm, buông nên cây phù hợp để treo tường, trang trí quán cà phê, để bàn hay cây nội thất,...
 
 - Lọc không khí: Cây lan chi nổi bật với khả năng lọc không khí và đây cũng là một trong những loại cây trồng trong nhà bếp giúp khử mùi độc. Ngoài ra cây cũng rất thích hợp để trong phòng ngủ

Được biết cây có thể hấp thụ tới 95% cacbonic và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng. Chỉ một cây trong vòng 24 giờ đồng hồ có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ.

Cây cũng không hấp thụ Oxy vào ban đêm mà hút CO2 và nhả khí Oxy khi đêm xuống. Vậy nên khi trồng cây trong nhà, nhất là phòng ngủ có thể giúp điều hòa lượng Oxy, lưu thông không khí, dễ ngủ hơn.

- Cây thu tia bức xạ máy tính: Cây xử lý các khí độc hại từ các thiết bị điện thải ra, biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Vì là cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe, bạn cũng có thể đặt cây ở bàn học của con trẻ giúp tăng sự tập trung cho bé.
  

3. Tác dụng trong phong thủy của cây cỏ lan chi 


- Biểu tượng cho sự bền bỉ: Trái với vẻ ngoài nhẹ nhàng, có phần mỏng manh, cây cỏ lan chi có sức sống dẻo dai. Vì thế cây là đại diện cho sự kiên cường, bền bỉ, không chịu khuất phục trước khó khăn cũng như không truy cầu danh lợi.

- Xua đuổi khí xấu: Lá cây dài và nhọn nên được xem là có khả năng xua đuổi tà khí. Cây phù hợp trồng trong nhà với mục đích xua đuổi ma quỷ, tà ma hay những điềm xấu. 

- Biểu tượng của sự phát tài, phát lộc: Theo phong thủy, cây được cho là đem lại phúc khí cho gia chủ ăn nên làm ra, đem lại tài lộc. Do đó, cây lan chi là lá bùa hộ mệnh cực tốt đem lại hạnh phúc, may mắn và tại vượng cho người sở hữu. 

Nhất là nếu gia chủ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì cây còn thu hút an khang, may mắn cho gia chủ. Đặc biệt với những người kinh doanh còn giúp làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Cuộc sống đầy an yên, hạnh phúc, tiền bạc đủ đầy.

 - Biểu tượng của lòng mến khách: Cây còn thể hiện sự hòa nhã, hiếu khách đối với bạn bè hay bất cứ ai tới chơi. Thế nên phòng khách, bàn giám đốc, quầy tiếp tân không chỉ đại diện cho một lời chào mời mà còn mang lại không gian tươi mới cho cả căn phòng.

4. Cây cỏ lan chi phong thủy hợp mệnh gì, tuổi nào?


Một màu xanh mướt bao phủ cây lan chi nên nó được xem là cây hợp mệnh Thủy và mệnh Kim. Để gia tăng tác dụng của cây, bạn nên chọn chậu trồng phù hợp với phong thủy sẽ giúp mang đến thành công, tài lộc.

Tuy nhiên, nếu cây lan chi trồng thủy sinh chỉ phù hợp với người mệnh Thủy mà thôi. Những người mệnh Thủy là những người có ngày sinh sau đây.
  • Bính Tý: 1936 và 1996 
  • Đinh Sửu: 1937 và 1997
  • Giáp Thân: 1944 và 2004 
  • Ất Dậu: 1945 và 2005
  • Nhâm Thìn: 1952 và 2012 
  • Quý Tị: 1953 và 2013
  • Bính Ngọ: 1966 và 2026 
  • Đinh Mùi: 1967 và 2027
  • Giáp Dần: 1974 và 2034
  • Ất Mão: 1975 và 2035
  • Nhâm Tuất: 1982 và 2042 
  • Quý Hợi: 1983 và 2043
Bên cạnh đó, lan chi cũng rất hợp với người tuổi Mùi. Người tuổi này hãy ưu tiên lựa chọn loại cây này trang trí trong nhà, phòng khách, phòng làm việc,... vì chúng có thể đem lại may mắn, cơ hội phát triển sự nghiệp cho bạn.
 

5. Cây cỏ lan chi phong thủy nên đặt ở đâu trong nhà?


Vị trí để đặt cây lan chi nên ưu tiên góc tài lộc để hậu thuẫn cho khả năng thu hút vận may của loại cây này.

Cụ thể là góc tài lộc là góc Đông Nam hoặc theo hướng hợp bản mệnh. Như vậy thì hiệu quả phong thủy mới hài hòa, gia chủ được thành công, thịnh vượng và giàu sang.
 
- Cây lan chi ở ban công, cửa sổ: Cây cần ánh sáng dịu nhẹ nên nếu đặt cây tại ban công hoặc cửa sổ sẽ giúp cây đủ ánh sáng, phát triển tốt. Nếu để xa vị trí này với mục đích trang trí nhà cửa thì lâu lâu nên để lại ở cửa sổ để cây đón sáng sau đó bỏ lại vị trí cũ.
 
- Cây lan chi trên bàn làm việc, bàn học: Để cây ở vị trí này nhằm phát huy tối đa khả năng hút được những tia độc hại phát ra từ máy tính. Nhờ đó mà bảo vệ được da và mắt của người ngồi máy tính thường xuyên.
 
-  Cây lan chi để trong bếp, trên nóc tủ, giá sách,…cũng giúp loại bỏ các khí độc trong những không gian này, bên cạnh đó, với sự kết hợp các loại cây khác đẹp mắt và hài hòa hơn. 
 

6. Cách chăm sóc cây cỏ lan chi phong thủy dễ sống nhất


Có thể dễ dàng nhân giống cỏ lan chi bằng cách tách gốc từ 1 cây mẹ khỏe mạnh ra thành những cây con khác nhau. Sau khi tách cây con được cho vào trong chậu ươm với đất đã trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng có sẳn.

Sau khi trồng cây vào trong chậu, để nơi thoáng mát và phun nước ẩm, giúp cây phát triển ổn định hơn. Ngoài ra, có một số lưu ý sau nhằm hỗ trợ cho lan chi sinh trưởng tốt, phát huy được công dụng của mình:
 

Đất trồng


Cây không hề kén đất, dễ dàng phát triển ở các loại đất khác nhau, hoặc thậm chí là trồng cây thủy sinh - trồng bằng nước và không cần đất.
 
Không cầu kỳ trong việc chọn đất nhưng cũng cần đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt, pH trong khoảng 6.1-7.5. 
 

Ánh sáng


Vì cây cỏ lan chi thuộc nhóm cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần, do đó, muốn cây phát triển nhanh thì không nên để cây ở nơi có nhiệt độ cao hay ánh sáng quá mạnh, quá gắt. Chỉ đặt cây lan chi ở nơi có ánh sáng vừa đủ nếu không dễ bị cháy nếu trồng trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên, nếu đặt câu trong nhà như văn phòng hoặc phòng khách thì mỗi ngày cho cây tắm nắng từ 30 - 60 phút ở nơi có ánh sáng nhẹ, sau đó lại để cây vào vị trí cũ. 
 

Nước


- Cây trồng trên đất: Cây chỉ cần môi trường nước trung bình, hãy giữ cho độ ẩm của đất luôn duy trì là cách tốt nhất giúp lan chi sinh trưởng tốt. Chỉ cần cho vào chậu cùng thả một ít sỏi, đá vào trang trí bạn sẽ có một món đồ trang trí văn phòng và quầy lễ tân rất đẹp. 

Vì đây là loài cây trữ nước rất tốt ở phần rễ nên phun nước trên lá không nhất thiết phải tưới vào rễ cây. Nếu nước bị nhiễm phèn thì không nên dùng, có thể thay thế bằng dung dịch nước cất hoặc nước mưa. 

- Nếu trồng thủy sinh: Khi mới trồng thì lượng nước có thể là ngập rễ cây, nhưng sau một thời gian nên cho khoảng 2/3 rễ để cây sinh trưởng tốt nhất.

Cứ 7 ngày bạn thêm nước một lần, 30 - 60 ngày thêm dưỡng chất một lần nồng độ pH = 6 - 7. Cây tiêu hao dưỡng chất nhiều nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây kịp thời. 
 

Nhiệt độ


Cây lan chi phát triển ở nơi mát nhưng có chút nắng, nhiệt độ trung bình 18 – 32 độ C. Cây có khả năng chịu lạnh tốt, có thể chịu lạnh ở mức 2 độ C. 
 

Bón phân


Nếu trồng trên đất bạn nên chăm chỉ bón phân cho cây để cây không bị vàng, héo úa, khô già. Vào mùa cây phát triển thì nên bón phân nước 2 tuần/lần, nên bón một ít đạm để cây dễ ra hoa. 
 
Nếu nhiệt độ môi trường ngoài trời giảm xuống khoảng 4 độ C bạn nên ngừng bón phân và tưới nước. 

Phòng sâu bệnh


Cây dễ bị bệnh thối rễ, do đó cần tăng cường điều tiết phân bón, không nên tưới quá nhiều nước và nên để cây thông gió.

Để phòng chống sâu bệnh cho cây hoặc là bệnh thối rễ bạn nên để cây ở những chỗ thoáng mát và không cần tưới nước quá nhiều để phòng tránh việc cây bị vàng lá hoặc bị bệnh.
 

CÁC TIN MỚI HƠN

CÁC TIN CŨ HƠN

Cùng chuyên mục Phong thủy - Ngũ hành