- 10 thói quen xấu làm cạn kiệt năng lượng DƯƠNG khiến bạn hay ốm đau, mất LỘC liên tục!
- Bỏ túi kinh nghiệm lựa chọn bất động sản tiềm năng cho các nhà đầu tư thông thái
1. Hà Đồ là gì?
1.1 Nguồn gốc Hà Đồ
Hà Đồ là một bức vẽ mô tả truyền thuyết xảy ra trên sông Hoàng Hà.
Tương truyền, vào khoảng 5 nghìn năm trước, vào thời vua Phục Hy, một con quái vật xuất hiện trên sông Hoàng Hà khiến cho đất vùng Mãnh Tân bên bờ Hoàng Hà dần trở nên hoang vu.
Hay tin, vua Phục Hy đem bảo kiếm đến bờ sông, ông biết con quái vật này chính là Long Mã. Long Mã cũng biết Phục Hy là bậc thánh nhân nên nhả ra một miếng ngọc cho ông. Trên miếng ngọc này có khắc những vằn nét. Vằn nét của nó thì: số 1 và 6 ở dưới; số 2 và 7 ở trên; số 3 và 8 ở tả; số 4 và 9 ở hữu, số 5 và 10 ở chính giữa…” Về sau, các nhà dịch lý đã mô tả hình vẽ trên miếng ngọc thành Hà Đồ.
Cũng có truyền thuyết khác cho rằng khi vua Phục Hy đi qua con sông Hoàng Hà, Long Mã với 55 dấu chấm đen trắng trên lưng đã hiện lên. Sau đó, ông về vẽ lại lưng rùa rồi đặt tên cho bức vẽ này là Hà Đồ.
Xem thêm: Long Mã phong thủy.
Xem thêm: Long Mã phong thủy.
Từ bức vẽ Hà Đồ, Phục Hy lập ra Tiên Thiên Bát Quái.
1.2 Nguyên lý của Hà Đồ
Nguyên lý của Hà Đồ là dùng các chấm để biểu thị tổ hợp thành, bao gồm từ 1 chấm đến 10 chấm, tạo ra một tổ hợp đồ hình như sau: 5 vào 10 cấu thành trung cung. Với số lẻ là Dương, màu trắng, còn số chẵn là Âm, màu đen.
Có 5 số sinh: 1, 2, 3, 4, 5 và 5 số thành: 6, 7, 8, 9, 10. Số 5 là số cuối của số sinh, và số 10 là số cuối của số thành. Số sinh là số của trời đất, là "thể" nên nằm chính giữa, các số thành là "dụng" nên hoạt động bên ngoài.
Số 5 và 10 cộng lại = 15 cũng ngang với tổng 5 số sinh cộng lại (1+2+3+4+5)=15, vì vậy trời đất sinh ra vạn vật.
Kèm theo đó là lấy trời đất hợp 5 phương, lấy Âm Dương hợp ngũ hành.
- Ở phương Bắc: Là 1 chấm trắng bên trong, 6 chấm đen bên ngoài. Tương ứng với sao Huyền Vũ, ngũ hành Thủy (tượng trưng cho nước).
- Ở phương Đông: Là 3 chấm trắng bên trong, 8 chấm đen bên ngoài. Tương ứng với sao Thanh Long, ngũ hành là Mộc (tượng trưng cho cây, gỗ).
- Ở phương Nam: 2 chấm đen bên trong, 7 chấm trắng bên ngoài. Tương ứng với sao Chu Tước, ngũ hành là Hỏa (tượng trưng cho lửa).
- Ở phương Tây: 4 chấm đen bên trong, 9 chấm trắng bên ngoài. Tương ứng với sao Bạch Hổ, ngũ hành là Kim (tượng trưng cho kim loại, vàng).
- Ở giữa (trung ương): 5 chấm trắng bên trong, 10 chấm đen bên ngoài, ngũ hành là Thổ (tượng trưng cho đất).
Nếu chú ý quan sát ta sẽ thấy Dương tiêu thì Âm trưởng, Âm tiêu thì Dương trưởng, nội hướng tĩnh mà ngoại hướng lại động. Từ đây ta lại càng hiểu được ý của câu nói: “Dương trung hữu âm căn – âm trung hữu dương căn” – Số dương nhỏ thì âm bao bọc ở ngoài và ngược lại.
Cộng 10 con số ở trên (1+2+3+4+5+6+7+8+9+10) = 55. Trong đó 5 số dương (lẻ) thuộc trời, cộng lại (1+3+5+7+9) = 25, và 5 số âm (chẵn) thuộc địa, cộng lại (2+4+6+8+10) = 30. Số Âm nhiều hơn số Dương bởi vậy gọi Âm Dương mà không gọi Dương Âm.
2. Lạc Thư là gì?
2.1 Nguồn gốc Lạc Thư
Lạc Thư là một bức vẽ mô phỏng của vua Đại Vũ.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, khi vua Đại Vũ đang trị thủy thì trên sông Lạc (thuộc 1 nhánh của sông Hoàng Hà) có con rùa thần nổi lên, trên lưng rùa có nhiều dấu chấm kỳ lạ. Vua Đại Vũ vẽ lại bức hình và đặt tên là Lạc Thư.
Ngoài ra cũng có tích khác cho rằng vào thời vua Đại Vũ, nước lũ tràn lan khắp nơi. Khi vua Đại Vũ đang trị thủy thì phát hiện một con rùa lớn bên bờ sông Lạc. Rùa dâng một miếng ngọc có khắc Lạc Thư cho vua. Nhà vua căn cứ vào đó đẩy lùi nước lũ, phân định Cửu Châu, đồng thời viết sách “Hồng phạm”.
Đời sau, Chu Văn Vương căn cứ vào Lạc Thư để lập ra Hậu Thiên Bát Quái.
2.2 Nguyên lý của Lạc Thư
Lạc Thư có 9 cung, sắp xếp từ 1 đến 9, bao gồm các hàng ngang, dọc, chéo với tổng của 3 số đều là 15.
Ở trong toán học, nó thuộc về ma trận kỳ ảo bậc 3. Sách xưa đã tổng kết thành khẩu quyết: đội 9 đạp 1; trái 3 phải 7; 2, 4 là vai; 6, 8 là chân, số 5 ở giữa.
- Số 1 tương ứng thái dương, còn số 9 là số thái dương, do đó 1 và 9 đối nhau.
- Số 2 tương ứng thiếu âm, còn số 8 là số thiếu âm, do đó 2 và 8 đối nhau.
- Số 3 tương ứng thiếu dương, còn số 7 là số thiếu dương, do đó số 3 và 7 đối nhau.
- Số 4 tương ứng thái âm, còn số 6 là số thái âm, do đó số 4 và 6 đối nhau.
Lạc Thư vẽ thành Hậu Thiên Bát Quái, với các quái như: 1 - Khảm, 2 - Khôn, 3 - Chấn, 4 - Tốn, 5 - Trung Cung, 6 - Càn, 7 - Đoài, 8 - Cấn, 9 - Ly. Sự sắp xếp này được ứng dụng trong phong thủy, tử vi và được gọi là Lạc Thư quỹ tích.
3. Ý nghĩa của Hà Đồ Lạc Thư
Hà Đồ sinh ra Tiên Thiên Bát Quái, đi theo chiều thuận. Nghĩa là thuận với chiều kim đồng hồ, Âm Dương không bao giờ chống đối lẫn nhau.
Lạc Thư sinh ra Hậu Thiên Bát Quái, đi theo chiều nghịch. Nghĩa là ngược chiều kim đồng hồ, lấy mâu thuẫn, ghen ghét kiềm chế nhau làm cơ bản.
Hà Đồ là thể, còn Lạc Thư là dụng, Hà Đồ chủ thường, Lạc Thư chủ biến. Hà Đồ trọng hợp, Lạc Thư trọng phân, vuông tròn che chở nhau. Âm Dương ôm ấp nhau, sử dụng tương hỗ lẫn nhau, không thể chia cắt.
4. Ứng dụng của Hà Đồ Lạc Thư
Ma trận Hà Đồ và Lạc Thư vẫn được sử dụng nhiều trong thuật phong thủy ngày nay. Hà Đồ và Lạc Thư là nền tảng cơ bản để cấu thành Kinh dịch, mà Kinh dịch thuở sơ khai chỉ dùng để bói toán điềm lành dữ, sau này nó được các nhà dịch lý khai thác và trở thành nền triết học Đông Phương.
4.1 Trong Đông y
Nền tảng cơ bản của lý thuyết Đông y là cân bằng Âm Dương trong cơ thể con người. Người ta mắc bệnh khi Âm Dương mất cân bằng.
Trong cơ thể, khí thuộc Dương và máu thuộc Âm, khí vận hành tới bộ phận nào trong cơ thể thì huyết cũng vận hành tới đó, khí và huyết phải lưu thông và tuần hoàn khắp lục phủ ngũ tạng thì cơ thể mới khỏe mạnh được.
Nếu một bộ phận nào đó trong cơ thể khí huyết không lưu thông thì chỗ đó sẽ sưng lên thành bệnh tật.
Đông y dùng lý luận Bát Quái ở Hà Đồ để truy tìm cội nguồn của bệnh tật ở người, đồng thời đề ra phương pháp trị bệnh và phòng bệnh hiệu quả nhất.
4.2 Trong phong thủy
Thước Lỗ Ban dùng trong phong thủy bắt nguồn từ học thuyết về Hà Đồ.
Người sáng tạo ra loại thước này là Lỗ Ban, người nước Lỗ thuộc đời Xuân Thu của Trung Quốc. Thước Lỗ Ban dựa trên nền tảng của 8 cung Bát Quái và 5 ngũ hành chính của trời đất. Mỗi đại cung có chiều dài 6.5cm, tạo thành thước dài 52cm.
Trong mỗi đại cung được chia làm 5 tiểu cung để tượng trưng cho 5 ngũ hành, mỗi tiểu cung có độ dài 1.3cm. Thước Lỗ Ban có 4 đại cung tốt và 4 đại cung xấu; mang ý nghĩa của Âm Dương trong Bát Quái.
Người Trung Quốc và Việt Nam dùng thước Lỗ Ban để làm nhà, làm các dụng cụ thuộc đồ mộc trong trang trí nội thất, mở cửa ngõ của ngôi nhà…
Xem các bài viết khác: