“Phong thủy - Ngũ hành”

Cây vạn tuế phong thủy không chỉ là một loài cây có vẻ ngoài vô cùng ấn tượng và đẹp mắt mà còn hơn thế nữa cũng không kém phần sang trọng, uy nghiêm, dễ chăm sóc,... được trồng trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Cây vạn tuế phong thủy: Biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, sự trường thọ

Cây vạn tuế phong thủy không chỉ là một loài cây có vẻ ngoài vô cùng ấn tượng và đẹp mắt mà còn hơn thế nữa cũng không kém phần sang trọng, uy nghiêm, dễ chăm sóc,... được trồng trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Cây vạn tuế phong thủy: Biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, sự trường thọ

1. Cây vạn tuế là cây gì?

Cây vạn tuế hay còn có tên gọi khác cây chuối chịu lửa, cây đuôi phượng, Thiết thụ, Phong mao tùng, Phong mao tiêu.… thuộc dòng họ thiên tuế (Cycadaceae), chủ yếu phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. 

Tại Việt Nam, vạn tuế được tìm thấy với đa dạng kích thước, chúng có thể cao từ 1 - 3 mét tùy theo tuổi của cây và khả năng nuôi trồng của gia chủ.
  • Tên khoa học: Cycas revoluta Thunb.
  • Tên tiếng Anh: Cycas revoluta
  • Nguồn gốc: từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn độ.

Đặc điểm của cây vạn tuế:

  • Thân gỗ nhỏ, hình trụ thẳng đứng, nhiều vảy, được tạo thành từ vết sẹo do các lá cũ để lại. Thân cây phát triển chậm và có thể đạt chiều cao khoảng từ 2-4 mét.
  • dài và có màu xanh đậm bóng, mỗi cuống lá sở hữu một độ dài tương đối và có các ngọn lá non mọc song song hai bên, trông rất giống với phần lông đuôi của loài chim công. Cành lá tỏa ra xung quanh, tạo nên hình cầu rất đẹp, cả cây trông một chiếc quạt bắt mắt. 
  • Hoa mọc ở ngọn cây với những hình dạng đặc trưng. Hoa đực có hình dạng thon và dài, mang dáng vẻ của những quả bắp ngô. Hoa cái có phần thân được bo tròn ở dạng bán cầu và được bao phủ bởi một lớp lông màu vàng nhạt. 
  • Quả có lớp vỏ ngoài màu vàng nhạt nhưng hạt rất cứng.
Cây vạn tuế phong thủy là một loại cây được sử dụng khá phổ biến với mục đích để trang trí trong nhà, sân vườn, ban công hoặc những nơi công cộng như quảng trường vườn hoa, công viên,...

2. Cây vạn tuế có tác dụng gì trong đời sống?

Cây vạn tuế được nhiều gia đình ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp sang trọng mà còn nhờ vào tác dụng thiết thực của chúng trong cuộc sống.
 
Cây vạn tuế có giá trị thẩm mỹ cao trong phong thủy
Cây vạn tuế có giá trị thẩm mỹ cao trong phong thủy

2.1 Giá trị thẩm mỹ cao 

Cây vạn tuế có hình dáng độc đáo với thân cây cứng cáp, lá xanh mướt và dáng vẻ oai nghiêm, vạn tuế đặc biệt thích hợp để trang trí trong khuôn viên vườn tược, công viên và những địa điểm ngoại cảnh khác.

Trồng vạn tuế trước nhà khi kết hợp với các loại cây cảnh khác tạo nên cảnh quan hài hòa và cân đối, tôn lên vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà.

Ngoài ra, lá cây vạn tuế còn được sử dụng nhiều để trang trí, cắm hoa. 

2.2 Tạo không gian xanh mát 

Với tán lá xanh tươi tốt, cây vạn tuế giúp tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ, góp phần nâng cao chất lượng không khí mà còn đem lại không gian sống dễ chịu, thư giãn. 

Đặc biệt, cây vạn tuế có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, nên rất thích hợp để trồng ở nhiều loại đất và khí hậu.  

2.3 Lọc không khí

Ngoài tác dụng trang trí và phong thủy, cây vạn tuế còn góp phần cải thiện chất lượng không khí, giúp loại bỏ khí độc.

Cây có khả năng hấp thu khí CO2 và cung cấp lượng O2 cần thiết, đồng thời giảm thiểu các chất độc hại trong không khí.

Việc có cây xanh trước nhà không chỉ tốt cho sức khỏe hô hấp mà còn làm giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tinh thần.

2.4 Dùng để chữa bệnh

Các bộ phận của cây vạn tuế như lá, hoa, hạt cũng được sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

3. Cây vạn tuế có độc không?

Tờ National Tropical Botanical Garden từng cảnh báo, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc.

Thân cây có hợp chất alkaloids có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.
 
Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.

4. Cây vạn tuế có tác dụng gì trong phong thủy?

4.1 Bảo vệ sức khỏe, trường thọ

Cây vạn tuế được trồng nhiều vì nó thuộc bộ tam đa cây phong thủy phúc (cây sanh), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế) và có ý nghĩa tốt đẹp mang lại sức khỏe và sự bình an cho gia chủ.

Ở Nhật Bản, nó được xem như một biểu tượng của sự bền vững và sự trường thọ.

Tên gọi của loài cây này, "vạn tuế" trong tiếng Hán có nghĩa là "muôn năm", thường được dùng để cầu chúc sự trường tồn, thịnh vượng bền lâu. Vạn tuế là biểu tượng cho sự trường thọ nên cây vạn tuế mini thường được dùng làm món quà trong ngày thượng thọ.  
 
Cây vạn tuế ngoài bảo vệ sức khỏe còn tăng vượng khí
Cây vạn tuế ngoài bảo vệ sức khỏe còn tăng vượng khí

4.2 Tăng vượng khí

Trong phong thủy Trung Quốc, cây vạn tuế đại diện sự phát đạt và thịnh vượng.

Cây vạn tuế phong thủy là biểu tượng của sức mạnh với hình dáng uy nghi và bền bỉ, thường mang lại cảm giác bình an và an lành cho gia đình. Nhiều người tin rằng, cây vạn tuế có khả năng thu hút năng lượng tích cực, góp phần mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Nhiều người trồng cây vạn tuế trước nhà hay đặt trong phòng khách, phòng làm việc với mục đích thu hút vận may, tăng vượng khí. 

4.3 Hỗ trợ thăng tiến công danh

Cây vạn tuế có khả năng cân bằng âm dương mang lại bình an và hạnh phúc, công danh được thăng tiến, tài lộc dồi dào.

Với hình dáng uy nghiêm và khả năng thích nghi cao với môi trường, vạn tuế đã trở thành một biểu tượng cho sự bền vững và phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp cũng như tiền tài của gia chủ.
 
Cây vạn tuế với vóc dáng uy nghi, sang trọng cùng sức sống mãnh liệt của nó tượng trưng cho sự kiên trì chịu khó vươn lên và sự bền vững thành đạt trong sự nghiệp.

Cây còn có ý nghĩa nhắc nhở bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình luôn cố gắng phần đấu để đạt được những thành tựu nhất định.
 
Ngoài ra, cây vạn tuế còn đại diện cho những người quyết liệt, kiên nhẫn và sống giàu tình cảm, khi cây nở hoa cũng là lúc phát huy tác dụng phong thủy mạnh mẽ nhất.

5. Cây vạn tuế hợp tuổi nào, mệnh nào?

Nhìn chung, người tuổi nào cũng có thể trồng cây vạn tuế phong thủy vì cây không kỵ với tuổi hay cung mệnh nào.
 
Đối với những người thuộc mệnh Thủy hoặc mệnh Mộc khi trồng loại cây vạn tuế thì sẽ có lợi hơn, nó sẽ hỗ trợ kích thích tài lộc, đón may mắn, mọi chuyện từ công việc đến tình duyên đều được thông hành và viên mãn.
 
Để mang lại nhiều điều may mắn, tài lộc cùng với sự phát triển bền vững trên con đường công danh sự nghiệp thì phải trồng vào chăm sóc cho cây được tươi tốt. 

6. Cây vạn tuế nên đặt ở đâu trong nhà?

Bạn phải lựa chọn vị trí thích hợp để trồng cây để phát huy được hết ý nghĩa phong thủy của nó. Bạn nên đặt cây ở những nơi không khí được lưu thông, thoáng mát, không gian rộng rãi, vì nó có chứa chất độc nguy hiểm nên cần tránh xa tầm tay trẻ em.
 
Những nơi thông tháng, mát mẻ, ít ánh sáng và rộng rãi như phòng khách, cầu thang, hành lang, đại sảnh hoặc trước sân nhà là những nơi có địa thế tốt để trồng cây vạn tuế.
  • Khu vực phòng khách: Để cây ở khu vực phía Tây hoặc phía Đông để tăng cường năng lượng. Cây có thể đặt gần cửa chính hoặc cạnh cửa sổ để tạo sự mềm mại và dễ chịu cho không gian. 
  • Phòng làm việc: Cây vạn tuế có thể đặt gần bàn làm việc hoặc kệ sách để giúp cải thiện tâm trạng làm việc, tập trung và sáng tạo. 
  • Khu vực tiếp khách: Để chào đón sự thịnh vượng và may mắn cho khách đến thăm, hãy đặt cây vạn tuế ở khu vực tiếp khách hoặc phòng khách chính. 
  • Tránh đặt ở những nơi có năng lượng tiêu cực: Không để cây gần cửa ra vào hoặc phòng tắm, làm cho năng lượng tiêu cực không khí lan tỏa vào không gian sống. 
Dù cây vạn tuế được xem là loài cây mang lại thịnh vượng và tiền tài nhưng khi định trồng cây vạn tuế trước nhà, cần cân nhắc kỹ về vị trí. Không nên trồng gần cửa ra vào hay chắn lối đi lại, cản trở năng lượng tốt vào nhà. 

7. Cây vạn tuế ra hoa là điềm gì?

Người xưa có câu “vạn tuế ngàn năm khó nở” nhưng trên thực tế, vạn tuế có thể ra hoa nhưng vô cùng hiếm, thậm chí cây còn có thể kết trái.

Cây cây phát triển nhanh và có khả năng nở hoa cao hơn ở đất chua và khó nở hoa ở đất kiềm.

Hoa của cây vạn tuế được coi là dấu hiệu của sự thăng tiến, phú quý. Người ta tin rằng khi cây nở hoa thì đó là điềm báo gia chủ sẽ thịnh vượng và thu hút được nhiều tài lộc.
 
Cây vạn tuế ra hoa là điều cực hiếm báo gia chủ thịnh vượng, tài lộc
Cây vạn tuế ra hoa là điều cực hiếm báo gia chủ thịnh vượng, tài lộc

Nếu hoa được thụ phấn thành công thì cây sẽ kết quả. Quả cây Vạn Tuế có màu đỏ cam khi chín trông rất đẹp mắt và có chứa hạt bên trong.
 
Chúng ta ít thấy được hoa và quả của loài cây này vì cây phát triển chậm (khoảng từ 10 – 15 năm hoặc có thể lâu hơn) mới có thể ra hoa lần đầu tiên.
 
Sau đó cây mất khoảng thêm 2- 3 năm hoặc có thể lâu hơn để ra hoa đợt tiếp theo tùy thuộc vào điều kiện môi trường và cách chăm sóc.

Chính vì sự hiếm gặp này mà hiện tượng cây vạn tuế kết quả được xem là một điềm lành, là dấu hiệu cho sự sinh sôi, báo hiệu cho một giai đoạn phát triển thuận lợi, đầy may mắn và thành công cho gia chủ.

8. Cách trồng và chăm sóc cây vạn tuế dễ sống nhất

Là loại cây có khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt, bạn có thể trồng cây vạn tuế ở trong vườn hoặc trong chậu đặt trong nhà.
 
Có thể trồng bằng phương  pháp gieo hạt, giâm củ và nhân giống bằng chồi hút. Tuy nhiên, thời gian để nhân giồng cây vạn tuế rất lâu, có thể kéo dài nhiều tháng.
 
Có thể tiến hành trồng quanh năm, thích hợp nhất là khoảng tháng 3 - tháng 4 hay tháng 8 - tháng 9 vì lúc này thời tiết dễ chịu, mát mẻ, cây dễ ra rễ khi gặp môi trường mới.

Khi đã có cây con và đã chuẩn bị chậu trồng, đất trồng xong thì bạn tiến hành trồng cây. Bạn cho đất vào chậu trồng rồi đặt cây con vào giữ chậu và lấp đất xung quanh gốc sao cho lấp đất chỉ đến phần phình to nhất của thân cây, không nên trồng quá nông hoặc quá sâu. Nén nhẹ đất xung quanh gốc và tưới giữ ẩm cho cây.

Đất trồng

Cây không chịu được ngập úng, vì vậy đất trồng phải có khả năng thoát nước tốt, có thể trộn thêm cát hoặc sỏi vào đất để cải thiện cấu trúc đất, tránh tình trạng nước đọng lại làm thối rễ cây.

Chọn những loại đất có thành phần dinh dưỡng cao, giữ nước tốt và không chứa vi sinh vật gây hại.  

Nước

Cây có khả năng chịu hạn khá tốt, nhưng vẫn thi thoảng cần tưới nước với lượng vừa phải, tránh tưới quá nhiều.
 
Lúc mới trồng cần thường xuyên tưới nước để giúp cây nhanh chóng bám vào đất và phát triển. Định kỳ từ 2 - 3 ngày/ lần trong khoảng tháng đầu. Khi cây đã phát triển thì bạn có thể hạn chế việc tưới nước lại từ 3 - 7 ngày/lần.

Vào mùa mưa, có thể giảm tần suất tưới để cây không bị thừa nước.

Phân bón

Tháng đầu, có thể sử dụng các loại phân bón kích rễ như Axit humic 322, Org Hum, Seasol, Acroot, Terra Sorb Root… định kỳ 7 - 10 ngày/ lần để tăng khả năng ra rễ cho cây, giúp cây nhanh hồi phục. Khi tưới phân cần tránh để phân rớt trên những lá non.

Bạn cần sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón chuyên dụng để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng; bón phân định kỳ khoảng 2-3 tháng một lần là đủ. Cần thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa những lá già, lá hỏng để cây luôn duy trì được vẻ đẹp hoàn mỹ.

Ánh sáng

Vạn tuế là loài cây ưa sáng, do đó, vị trí đặt cây cần có đủ ánh sáng mặt trời.

Nên chọn nơi có ánh sáng gián tiếp hoặc có sự che chắn vào thời điểm giữa trưa nắng gắt.
 
Khi cây bị vàng lá, cây có thể bị thiếu ánh sáng, còn cây vạn tuế bị cháy lá thì cây đang bị dư sáng nên cần điều chỉnh cho phù hợp.

Trong thời kỳ sinh trưởng từ 3 - 5 ngày cần xoay chậu giúp cây sẽ định hình lá rất tốt, màu lá cũng trở nên xanh bóng và đẹp hơn rất nhiều.

Đối với những cây đang ra lá non, cần để cây ở bóng râm, cây sẽ xanh mướt và óng đẹp. Tuy nhiên, để trong bóng râm vừa phải, không nên để cây trong bóng râm quá nửa tháng sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây.

Bạn nên thay đổi không khí để ra ánh sáng 1 tháng rồi lại để vào bóng râm.

-------------------------------

ĐỪNG BỎ LỠ:

Xem phong thủy hướng nhà:

Xem ngày đẹp, ngày tốt:

Xem tuổi:

Để xem thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác, hãy theo dõi bản tin của Số gì Đẹp Hôm Nay!

CÁC TIN MỚI HƠN

CÁC TIN CŨ HƠN

Cùng chuyên mục Phong thủy - Ngũ hành