1. Hoa phong lữ là gì?
Hoa phong lữ là cây thân thảo sống lâu năm, hoa có màu sắc rực rỡ, nở rộ vào mùa Xuân nên loài hoa này được nhiều người yêu thích lựa chọn trang trí làm đẹp không gian, ngoài ra hoa còn có nhiều công dụng như làm quà tặng, phục vụ ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm cũng như bố trí phong thủy.
- Tên tiếng Anh: Zonal Geranium, garden Geranium.
- Tên khoa học: Pelargonium.
- Nguồn gốc: từ Địa Trung Hải. Ở Việt Nam hiện nay, hoa cũng rất được mọi người yêu thích bởi màu sắc đa dạng và luôn rực rỡ trong những ngày mùa Đông lạnh giá.
- Thân thảo, mọc thành từng bụi, tuổi thọ trung bình lên đến vài năm. Cây càng già thì sẽ hóa thành gỗ và trở nên cứng cáp hơn. Chiều cao trung bình 40cm - 50cm, mọc thẳng đứng, có hình trụ và mọng nước. Cây mọc khá sum suê tươi tốt, phân thành nhiều nhánh, bên ngoài được phủ một lớp lông tơ mỏng.
- Lá: màu xanh lục, bản lá to, phiến lá hình răng cưa, mặt trên của lá có lớp lông nhám, mặt dưới thì nhẵn.
- Hoa: mọc ở phần ngọn cây thành từng chùm, mỗi chùm có rất nhiều bông hoa nhỏ kết lại với nhau. Hoa có 5 cánh xếp thành hình vòng tròn, ở giữa có nhụy hoa. Cây sẽ cho hoa sau khoảng 90 ngày gieo trồng. Hoa nở quanh năm, đặc biệt nở rộ khi vào mùa Xuân, mỗi đợt nở kéo dài khoảng 2 tuần.
- Quả: hình dạng mỏ sếu, vì vậy mà hoa còn được gọi là hoa mỏ sếu.
2. Ý nghĩa hoa phong lữ phong thủy?
2.1 Ý nghĩa chung của hoa phong lữ
- Tình yêu chân thành: Hoa thể hiện tình cảm đẹp của lứa đôi, hạnh phúc, sức khỏe, lời chúc tốt đẹp và tình thân, loài hoa vui vẻ này thường được coi là điềm báo của những suy nghĩ và cảm xúc hạnh phúc. Thế nên hoa được sử dụng như là món quà trong các dịp lãng mạn để diễn đạt tình yêu, sự trân quý.
- May mắn và thành công: Hoa thường được coi là biểu tượng của may mắn, thành công và sự thịnh vượng. Nó có thể được sử dụng trong các dịp đặc biệt như kỷ niệm, lễ khai trương, hay những sự kiện quan trọng để chúc mừng và mang đến niềm vui và may mắn cho người nhận.
- Lòng biết ơn: Hoa thể hiện sự trân trọng, biết ơn và sự đánh giá cao đối với những người quan trọng trong cuộc sống. Vì thế hoa thường được làm quà tặng để tỏ lòng tri ân và thể hiện sự kính trọng.
- Sự phục hồi và tái sinh: Hoa còn được biết đến với ý nghĩa sự chia sẻ, động viên những người thân yêu vượt qua khó khăn. Nó thể hiện sự lạc quan và hy vọng trong cuộc sống, khuyến khích người nhận vượt qua thử thách và bắt đầu lại.
- Tuổi trẻ và sự tươi mới: Loài hoa nở quanh năm, luôn tươi mới, đầy sức sống nên được xem là biểu tượng của tuổi trẻ và sự tươi mới. Nó thể hiện sự trẻ trung, năng động và sự khao khát khám phá cuộc sống mới.
2. 2 Ý nghĩa màu sắc hoa
+ Ý nghĩa hoa phong lữ màu trắng
Hoa được cho là khắc tinh của loài rắn nên thường được trồng ở gần nhà hoặc là ở những khu vực có rắn. Nhưng ngoài tác dụng đó ra thì nó còn có tác dụng được dùng để thúc đẩy khả năng sinh sản.
+ Hoa phong lữ đỏ
Tặng cho ai đó một chậu hoa phong lữ đỏ chính là muốn nói rằng mong họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
+ Hoa phong lữ hồng
Hoa phong lữ hồng đã được sử dụng từ xa xưa trong việc bày tỏ và gửi các thông điệp biểu tượng về tình yêu và điều này làm cho nó trở thành một loại hoa rất tuyệt vời để bày tỏ bạn yêu mến ai đó nhiều như thế nào.
+ Hoa phong lữ tím
Tuy nhiên, có người cho rằng màu tím của hoa biểu tượng của nỗi buồn, sự sầu muộn và bi thương. Vì thế mà họ ít khi dùng hoa phong lữ tím để trang trí.
3. Hoa phong lữ có độc không?
Tuy nhiên mùi của hoa phong lữ thảo không phải ai cũng hợp vì vẫn có người bệnh hen suyễn nặng hơn và gây ra phản ứng dị ứng với hoa do đó vẫn nên thận trọng.
Ngoài ra, cho dù dầu phong lữ cũng được sử dụng như một gia vị cho các món ăn nướng nhưng cần nhớ rằng chỉ nên ăn một lượng nhỏ và không được sử dụng quá nhiều vì tác dụng của việc ăn một lượng lớn dầu phong lữ chưa được biết đến và có thể gây hại cho sức khỏe.
4. Hoa phong lữ phong thủy có tác dụng gì?
4.1 Dùng để trang trí
Hơn nữa, màu sắc đẹp mắt, lại có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt nên hoa cũng được dùng khá phổ biến ở resort, ban công nhà hay ngay trước hiên nhà nhằm tạo điểm nhấn cho không gian sống.
Trong các ngày lễ như như thăng tiến và nghỉ hưu cây cũng được chọn để trang trí vì những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại.
4.2 Dùng làm nước hoa
Ngoài ra, tinh dầu hoa phong lữ còn có khả năng đuổi các loài côn trùng có hại như ruồi muỗi, phòng trừ các loại vi khuẩn, nấm mốc hiệu quả.
4.3 Thư giãn tinh thần
4.3 Dưỡng da
Đây là loại tinh dầu tinh chất phù hợp với những trường hợp da mặt bị nhờn kèm theo sẹo từ mụn để lại hoặc những nếp nhăn, chân chim do tuổi già.
Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng với dầu này và gặp phải các triệu chứng như phát ban hoặc cảm giác nóng rát khi sử dụng nó trực tiếp trên da. Nếu muốn sử dụng dầu phong lữ trên da, bạn nên pha loãng với một loại dầu vận chuyển khác trước khi sử dụng.
4.4 Dùng để chữa bệnh
Tinh dầu của hoa phong lữ còn được ứng dụng trong y học, là thành phần của thuốc giảm đau khớp, đau lưng và đau đầu gối. Bên cạnh đó, cây hoa phong lữ còn giúp làm giảm stress giúp tinh thần trở nên phấn chấn và tập trung hơn.4.5 Dùng làm quà tặng
Mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng biệt, vì vậy nên chú ý đối tượng cần tặng để chọn hoa cho phù hợp. Ví dụ người yêu thì nên tặng phong lữ hồng còn bạn bè thì nên tặng phong lữ tím, anh chị em trong gia đình thì tặng phong lữ đỏ.
Đa số người phương Tây chọn hoa phong lữ để dành tặng nhau trong các dịp lễ như một món quà tân gia nó có thể đại diện cho tình bạn hay lời chúc sức khỏe tốt.
5. Hoa phong lữ nên đặt ở đâu trong nhà?
Hoa phong lữ dễ trồng, chịu được nắng nóng, không phải chăm sóc quá nhiều nên người ta thường trồng hoa phong lữ để trang trí vườn hoa, công viên hay khuôn viên bệnh viện, khách sạn,… tạo nên một không gian sống rực rỡ và thu hút.Do đó, bạn có thể trồng ở ban công, ô cửa sổ, giỏ treo vườn nhà hay mái hiên đều được. Tuy nhiên, không nên để cây dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp quá lâu nhằm tránh cho hoa tàn, cây lá héo.
6. Phân loại hoa phong lữ phong thủy
- Theo hình dáng chia thành 2 loại: phong lữ đơn và phong lữ kép. Với dạng hoa đơn, mỗi cành sẽ có những bông hoa nở cách biệt nhau. Còn hoa kép sẽ mọc thành chùm, mỗi cành có khoảng 2-3 bông.
- Theo hướng hoa mọc chia làm 2 loại: hoa phong lữ thảo đứng và hoa phong lữ thảo rủ. Cây mọc thẳng đứng hướng lên trên, vươn cao. Còn nếu mọc dạng rủ, lá và hoa thường nở rủ xuống dưới và tỏa ra xung quanh chậu, trông rất dịu dàng, nên thơ.
7. Cách trồng và chăm sóc hoa phong lữ dễ sống nhất
Cây phong lữ thảo được biết là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc và thường cho hoa quanh năm. Để trồng và chăm sóc cây hoa có thành công hay không có lẽ bước đầu tiên phải chọn giống tốt sau đó tiến hành gieo hạt rồi phủ lên mặt hạt giống một lớp đất mỏng, tưới nước phun sương cho hạt giống ngấm nước, bạn có thể phủ một lớp nilon mỏng lên để giữ ẩm cho cây.
7.1 Đất trồng
7.2 Lượng nước
Tốt nhất nên tưới nước 2 ngày/lần vào sáng và tối, khi tưới bạn nên duy trì tia tưới ria nhẹ lên lá, để nước thấm dần vào đất.
7.3 Ánh sáng, nhiệt độ
Hoa phong lữ thảo có thể sống tốt trong điều kiện ánh sáng nhẹ, đủ sáng cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp tốt hơn.Tránh đặt cây ở nơi có ánh sáng nắng trực tiếp sẽ gây cháy lá, chết cây. Bạn cần di chuyển chậu qua nơi râm mát hoặc che chắn cho cây tránh để chết héo.
Còn về nhiệt độ thì cây sẽ phát sẽ tươi tốt ở mức nhiệt từ 16 - 28 độ C.
7.4 Phân bón
Hoặc khi cây đã cứng cáp, trưởng thành ra nhiều lá xanh rậm rạp, bạn có thể dùng phân trùn quế hoặc hòa tan phân NaPK rồi tưới cho cây, khoảng 2 đến 3 tuần/lần. Do thuộc loại cây thân thảo nên mỗi lần chỉ nên bón khoảng 1 muỗng phân lân, tốt nhất nên hòa tan trong nước rồi tưới cho cây để hấp thụ tốt hơn.
Xuân đến, bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây, phân phủ quanh gốc cây, tránh bón phân lên lá làm chúng có thể ngộ độc và chết. Ngoài ra cũng cần thường xuyên ngắt bỏ những lá úa, những phần cây hoa bị chết.
7.5 Phòng ngừa sâu bệnh
Nếu gặp sâu cắn lá hay sâu đục thân thì nên tiêu diệt tận gốc bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dùng cho hoa. Cần theo dõi và cắt tỉa những lá úa để thông thoáng cho cây, loại bỏ cành sâu bệnh, tránh lây lan….