1. Lựa chọn màu hợp mệnh kinh doanh
Màu sắc là một trong những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ mạnh mẽ nhất mà các các doanh nghiệp có thể sử dụng để gửi thông điệp của mình tới khách hàng. Có thể chưa đọc tới những dòng chữ nhưng những màu sắc đã ngay lập tức có thể gợi lên cảm xúc ngay lập tức và giúp mọi người hiểu được thương hiệu đang được đại diện.
Màu sắc có tác dụng tâm lý mạnh mẽ đối với con người. Màu sắc có thể gợi lên cảm xúc, ảnh hưởng đến tâm trạng và ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như hành động. Theo đó, màu sắc phù hợp có thể giúp tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng, trong khi đó màu sắc sai có thể khiến họ xa lánh.
1.1 Mệnh Kim hợp màu gì trong kinh doanh?
Muốn biết mệnh Kim hợp màu gì trong kinh doanh trước tiên bạn cần tìm hiểu mệnh Kim hợp màu gì để có lựa chọn màu sắc phù hợp nhất cho mình. Bạn nên ưu tiên các gam màu sau:
- Màu trắng, ghi (bạc) và xám vì đây là màu bản mệnh hay màu tương hợp với mệnh Kim.
- Thổ sinh Kim nên mệnh Kim còn hợp màu vàng, nâu đất vì đây là màu tương sinh cho mệnh Kim.
Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp nên tránh các màu sắc kiêng kỵ của mệnh Kim là tím, hồng, đỏ vì chúng có thể thu hút rắc rối, trở ngại cho việc làm ăn của bản mệnh.
1.2 Mệnh Mộc hợp màu gì trong kinh doanh?
Muốn biết mệnh Mộc hợp màu gì trong kinh doanh trước tiên bạn cần tìm hiểu mệnh Mộc hợp màu gì để có lựa chọn màu sắc phù hợp, khôn ngoan nhất cho mình. Những gam màu mang đến nhiều điều tốt đẹp nhất đến cho người mệnh Mộc về cả tiền bạc, sự nghiệp bao gồm:
- Các màu như màu xanh lá, xanh lá mạ, xanh nõn chuối (thuộc màu tương hợp) với mệnh Mộc.
- Màu đen, xanh lam, xanh biển, xanh dương (màu sắc thuộc hành Thủy) vì trong ngũ hành Thủy sinh Mộc (tức nước cung cấp nguồn sống cho cây cối phát triển).
Màu sắc ngăn cản may mắn và thuận lợi đến với sự nghiệp của người mệnh Mộc cần tránh đó là màu trắng, vàng và các màu có ánh kim (màu sắc thuộc hành Kim).
1.3 Mệnh Thuỷ hợp màu gì trong kinh doanh?
Muốn biết mệnh Thủy hợp màu gì trong kinh doanh trước tiên bạn cần tìm hiểu mệnh Thủy hợp màu gì để có lựa chọn màu sắc phù hợp nhất cho mình. Những màu sắc hỗ trợ cho việc làm ăn của mệnh Thủy thuận lợi, luôn thoải mái tinh thần, lạc quan để tiến tới mục tiêu đó là:
- Màu xanh dương hoặc đen, mang đến nhiều tiền tài và may mắn.
- Màu trắng, xám hay màu ánh kim, sẽ giúp người mệnh Thủy gặp nhiều thuận lợi trong kinh doanh.
Nên tránh sử dụng màu vàng, nâu đất, nâu nhạt, đỏ, cam, tím… là những màu kiêng kỵ của mệnh Thuỷ, sẽ giảm đi sự may mắn và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh.
1.4 Mệnh Hoả hợp màu gì trong kinh doanh?
Muốn biết mệnh Hỏa hợp màu gì trong kinh doanh trước tiên bạn cần tìm hiểu mệnh Hỏa hợp màu gì để có lựa chọn màu sắc phù hợp nhất cho mình. Bạn nên ưu tiên các gam màu sau:
- Màu xanh lá cây thuộc Mộc (Mộc sinh Hỏa) giúp họ thể hiện tham vọng quyết đạt đến đỉnh cao trong công việc.
- Màu đỏ, cam, hồng, tím thể hiện sự giàu có và quyền lực trong buôn bán.
Mệnh của ngũ hành Hỏa là Thủy. Để cân bằng ngũ hành này, bạn có thể lựa chọn những màu thuộc ngũ hành Thủy có thể như màu xanh lam và màu xanh da trời.
Đại kỵ với mệnh Hoả là màu xanh dương và màu đen, còn có màu trắng, xám, màu ghi. Nếu lựa chọn các màu này có thể sẽ mang đến những điều không may, khiến công việc không thuận buồm xuôi gió.
1.5 Mệnh Thổ hợp màu gì trong kinh doanh?
Muốn biết mệnh Thổ hợp màu gì trong kinh doanh trước tiên bạn cần tìm hiểu mệnh Thổ hợp màu gì để có lựa chọn màu sắc phù hợp nhất cho mình. Bạn nên ưu tiên các gam màu sau:
- Màu nâu, vàng và màu cam đất là màu thuộc hành Thổ.
- Màu đỏ, hồng, cam, tím là màu tương sinh của mệnh Thổ là màu sẽ giúp họ làm ăn thuận lợi và thu nhiều tài lộc hơn.
Mệnh của ngũ hành Thổ là Kim. Từ đó bạn nên chọn những màu thuộc ngũ hành Kim như màu vàng và màu bạc để cân bằng ngũ hành này.
Người mệnh Thổ nên tránh màu xanh lục đậm, xanh da trời, xanh lá cây tương khắc với mệnh Thổ, những màu này sẽ khiến đường tài lộc trong làm ăn của bạn bị cản trở khá nhiều.
2. Một số ưu tiên chọn màu hợp trong kinh doanh
2.1 Theo mệnh phù hợp với người chủ
Đối với nhiều người, họ không quá quan trọng màu hợp trong kinh doanh theo khía cạnh phong thủy. Nhiều người thích kinh doanh mọi thứ theo ý của mình, kể cả việc lựa chọn màu sắc chủ đạo cũng vậy.
Tuy nhiên, khi chọn theo sở thích chủ doanh nghiệp cũng nên để ý tới các khía cạnh khác vì màu sắc ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm lý của khách hàng, hơn nữa khi nó đã tạo dấu ấn đặc biệt thì sau này khó thay đổi.
2.2 Theo phong thuỷ
Ngày nay không ít chủ doanh nghiệp tìm hiểu và ưu tiên chọn màu sắc công ty của mình theo phong thủy. Tuỳ theo từng ngành nghề kinh doanh và theo bản mệnh thì họ cũng sẽ chọn màu và sắp xếp cho phù hợp.
Nhưng hầu hết là theo tiêu chí của ngũ hành tương sinh giúp thu hút những luồng khí tốt, giúp công việc kinh doanh phát triển, tài lộc nhiều hơn. Nếu như lựa chọn được một màu hợp mệnh trong kinh doanh kết hợp với các vật phẩm phong thủy sẽ giúp công việc thuận lợi và suôn sẻ, đón nhiều vận may.
2.3 Theo lĩnh vực kinh doanh
Màu sắc bao gồm màu nóng và màu lạnh:
- Màu nóng: đỏ, vàng, cam,…
- Màu lạnh: xanh dương, đen…
2.4 Theo sở thích khách hàng mục tiêu
Nhận thức và ý nghĩa về màu sắc cũng thay đổi theo độ tuổi, tầng lớp xã hội, giới tính và tôn giáo, đó là lý do tại sao việc hiểu thị trường mục tiêu của bạn lại rất quan trọng.
Điều quan trọng là phải hiểu đặc điểm tính cách thương hiệu cùng với khách hàng mục tiêu sẽ là nền tảng cho màu sắc phù hợp.
Nên xét thêm những tiêu chí khác như: màu sắc phù hợp với ngành hàng, tone màu đang là xu hướng, tệp khách hàng mục tiêu có sở thích với tone màu nào… rồi kế đến mới lựa chọn màu sắc phù hợp theo bản mệnh.
Điều quan trọng là phải hiểu đặc điểm tính cách thương hiệu cùng với khách hàng mục tiêu sẽ là nền tảng cho màu sắc phù hợp.
Nên xét thêm những tiêu chí khác như: màu sắc phù hợp với ngành hàng, tone màu đang là xu hướng, tệp khách hàng mục tiêu có sở thích với tone màu nào… rồi kế đến mới lựa chọn màu sắc phù hợp theo bản mệnh.
Đối tượng mục tiêu của bạn là ai, họ quan tâm đến điều gì, họ cần có tâm trạng gì để tương tác với sản phẩm và thương hiệu của bạn? Màu sắc nào thể hiện tốt nhất ý nghĩa của tuyên bố giá trị của bạn đối với thị trường mục tiêu và giúp bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: nếu bạn đang nhắm mục tiêu đến thanh niên, bạn có thể muốn sử dụng màu sắc tươi sáng hơn, rực rỡ hơn để thu hút sự chú ý của họ. Không quên xem xét nơi người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm của bạn; Nếu ở ngoài trời, bạn có thể muốn sử dụng màu sắc từ bầu không khí và đặt sản phẩm của mình như màu xanh lá cây và màu nâu cho cây cối hoặc màu xanh lam và cát cho bãi biển.
3. Ý nghĩa tâm lý về màu sắc
Tâm lý màu sắc là nghiên cứu về cách các màu sắc khác nhau ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Bạn nên xem xét tâm lý màu sắc khi tạo bảng màu logo, vì các màu khác nhau sẽ gợi lên những cảm giác khác nhau. Ví dụ, màu xanh lam thường gắn liền với sự tin cậy và đáng tin cậy, trong khi màu vàng thường gắn liền với sự lạc quan và hạnh phúc.
Dưới đây là một số ý nghĩa tâm lý về màu sắc để các bạn tham khảo:
Dưới đây là một số ý nghĩa tâm lý về màu sắc để các bạn tham khảo:
3.1 Màu vàng
Màu vàng mang tới cảm giác vui vẻ, tò mò, hạnh phúc, ấm áp. Ngoài ra, màu cam kết hợp tác dụng của màu đỏ và vàng, tạo cảm giác thú vị và có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, màu vàng còn thể hiện sự sáng tạo và sinh lực. Mắt dễ dàng nhận ra màu vàng trước tiên, vì vậy các sản phẩm có màu vàng thường sẽ thu hút mọi người mua hàng hơn.
Ngoài ra, màu vàng còn thể hiện sự sáng tạo và sinh lực. Mắt dễ dàng nhận ra màu vàng trước tiên, vì vậy các sản phẩm có màu vàng thường sẽ thu hút mọi người mua hàng hơn.
3.2 Màu cam
Màu cam tạo cảm giác tập thể, vui vẻ, cởi mở và tràn đầy sức sống. Theo các nghiên cứu cho thấy màu cam nhạt sẽ hấp dẫn với loại hàng hóa dành cho thị trường cao cấp, viện chăm sóc sắc đẹp dành cho phái nữ, dịch vụ y tế, khách sạn.
3.3 Màu xanh da trời
Màu xanh lam gắn liền với sự đáng tin cậy, lòng trung thành và sự an toàn. Màu được sử dụng phổ biến trong chính phủ và các công ty y tế, các cửa hàng liên quan đến tài chính hoặc giấy tờ như photocopy...
Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì nên chọn màu xanh vì nó truyền cho khách hàng cảm giác ổn định và gợi lên sự tin cậy.
3.4 Màu xanh lá cây
Màu xanh lá cây tượng trưng cho sức sống và sự đổi mới, thân thiện với môi trường và chữa lành, êm dịu, trong lành.
Màu xanh lá cây mang ý nghĩa về sức khỏe, sự tươi mát và êm đềm. Thông thường muốn sử dụng màu xanh lá thì nên kết hợp cùng màu trắng để tạo sự tươi sáng, hài hòa và bắt mắt.
Màu xanh lá cây mang ý nghĩa về sức khỏe, sự tươi mát và êm đềm. Thông thường muốn sử dụng màu xanh lá thì nên kết hợp cùng màu trắng để tạo sự tươi sáng, hài hòa và bắt mắt.
3.4 Màu tím
Màu tím tạo cảm giác đắt tiền, quý phái, vương giả, tinh tế và tâm linh, có khả năng kích thích, gợi mở về những điều huyền bí, sự tinh vi.
Tím là màu thích hợp khi được sử dụng làm thương hiệu cho những sản phẩm mang tính sáng tạo cao. Bên cạnh đó, màu tím còn thường được gắn liền với hoàng tộc. Đặc biệt, màu tím nhạt sẽ có khả năng kích thích niềm hoài cổ và tính đa cảm.
Tím là màu thích hợp khi được sử dụng làm thương hiệu cho những sản phẩm mang tính sáng tạo cao. Bên cạnh đó, màu tím còn thường được gắn liền với hoàng tộc. Đặc biệt, màu tím nhạt sẽ có khả năng kích thích niềm hoài cổ và tính đa cảm.
3.5 Màu đỏ
Màu đỏ luôn thu hút sự chú ý, tạo cảm giác ấm áp, quyền lực, đam mê, kích thích hành động. Màu đỏ gắn liền với năng lượng, niềm đam mê và sự phấn khích, thậm chí làm tăng huyết áp và khiến người ta đói.
Chính vì vậy các quán ăn như KFC, McDonald’s thường sử dụng tông màu này làm chủ đạo. Ngoài ra khi sử dụng màu thương hiệu là gam đỏ người ta còn có mong muốn hướng đến sự may mắn, chiến thắng và thành công.
3.5 Màu hồng
Màu hồng thường được sử dụng để tăng thêm vẻ quyến rũ nữ tính, dịu dàng, tượng trưng cho sự ngây thơ và tinh tế. Đó là lý do các sản phẩm không quá đắt tiền và có tính thời trang dành cho phụ nữ thường sử dụng màu hồng.
Đó bao gồm là các sản phẩm dành cho nữ giới và trẻ em hoặc kinh doanh về dịch vụ làm đẹp như Spa/Salon/Nail...
Đó bao gồm là các sản phẩm dành cho nữ giới và trẻ em hoặc kinh doanh về dịch vụ làm đẹp như Spa/Salon/Nail...
3.6 Màu đen
Màu đen tinh tế và cổ điển tạo cảm giác đặc biệt, nghiêm túc và uy quyền. Màu đen luôn được coi là màu sắc biểu thị cho sự quý phái, kín đáo, mạnh mẽ và cá tính nhất trong bảng màu. Do đó rất dễ hiểu khi các cửa hàng kinh doanh đồ dùng cho nam giới hay trang sức ưu tiên màu đen.
Màu đen thường phù hợp với các sản phẩm đắt tiền nhưng đồng thời cũng khiến cho nó trông có vẻ nặng nề cho nên phải thận trọng khi sử dụng.
Màu đen thường phù hợp với các sản phẩm đắt tiền nhưng đồng thời cũng khiến cho nó trông có vẻ nặng nề cho nên phải thận trọng khi sử dụng.
3.7 Màu trắng
Màu trắng tạo cảm giác hòa bình, tinh khiết, sạch sẽ. Không nên đánh giá thấp màu trắng vì mắt người nhận ra màu trắng là màu sáng nên sản phẩm có màu trắng thường nổi bật trước tiên. Các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi nhi đồng và các sán phẩm liên quan đến sức khỏe sẽ thích hợp sử dụng màu trắng.
3.8 Màu nâu
Màu nâu là màu của tự nhiên và đất, thô ráp và tiện ích. Màu nâu được sử dụng để thể hiện sự xây dựng và chiều sâu.
Màu nâu liên quan đến đất nên thích hợp cho các loại xe tải và các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên màu sắc này lại dễ khiến người ta có cảm giác thiếu tích cực vì cho rằng nó không sạch.
Màu nâu liên quan đến đất nên thích hợp cho các loại xe tải và các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên màu sắc này lại dễ khiến người ta có cảm giác thiếu tích cực vì cho rằng nó không sạch.
4. Lưu ý khi chọn màu sắc trong kinh doanh
4.1 Hiểu rõ văn hóa nơi mình muốn sử dụng sản phẩm
Một trong những điều quan trọng khi nói về màu hợp trong kinh doanh đó là phải xem xét bối cảnh văn hóa nơi mình muốn bán sản phẩm. Khách hàng ở từng khu vực sẽ có những quan niệm khác nhau.
Hơn nữa, các nền văn hóa khác nhau liên kết những ý nghĩa khác nhau với một số màu sắc nhất định. Ví dụ, ở châu Á, màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng, thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Trong khi đó người châu Âu không mấy ưa thích màu đỏ vì sự hung hãn của nó.
4.2 Cân bằng màu sắc theo bảng màu của doanh nghiệp
Khi tạo bảng màu, điều quan trọng là phải cân bằng các màu bạn sử dụng. Quá nhiều màu sắc có thể gây choáng ngợp và khiến thương hiệu của bạn trông rối mắt. Cố gắng giới hạn số lượng màu bạn sử dụng ở mức ba hoặc bốn và đảm bảo tạo sự cân bằng giữa màu sáng và màu tối.
Bánh xe màu là một công cụ tuyệt vời để sử dụng khi tạo bảng màu. Bạn có thể sử dụng bánh xe màu để xác định các màu bổ sung cho nhau và tạo ra sự kết hợp đẹp mắt về mặt thị giác. Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng màu đỏ, bạn có thể sử dụng màu xanh lá cây hoặc màu cam làm màu nhấn.
Tuy có nhiều cách pha trộn màu sắc với nhau nhưng nếu kết hợp theo phong thuỷ thì phải tuân thủ theo quy tắc tương sinh – tương khắc trong ngũ hành và sự hoà hợp của âm dương.
Bánh xe màu là một công cụ tuyệt vời để sử dụng khi tạo bảng màu. Bạn có thể sử dụng bánh xe màu để xác định các màu bổ sung cho nhau và tạo ra sự kết hợp đẹp mắt về mặt thị giác. Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng màu đỏ, bạn có thể sử dụng màu xanh lá cây hoặc màu cam làm màu nhấn.
Tuy có nhiều cách pha trộn màu sắc với nhau nhưng nếu kết hợp theo phong thuỷ thì phải tuân thủ theo quy tắc tương sinh – tương khắc trong ngũ hành và sự hoà hợp của âm dương.
4.3 Tránh trùng màu với màu thương hiệu của đối thủ
Màu sắc liên quan trực tiếp tới nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp nên cần tránh trùng màu với đối thủ gây hiểu nhầm. Nhưng bạn lại có thể dùng màu trái ngược với đối thủ để khiến khách hàng dễ nhớ.
Trên thế giới, không ít thương hiệu đã áp dụng điều này khi mà Hertz, thương hiệu đầu tiên về dịch vụ cho thuê xe hơi chọn màu vàng; sau đó Avis, một thương hiệu hạng nhì trong lĩnh vực này đã chọn màu đỏ; thương hiệu National dùng màu xanh lá cây.
Cùng bán đồ uống, Pepsi màu xanh và Coca màu đỏ. Trong khi Kodak màu vàng thì Fuji màu xanh lá cây, McDonald’s và Burger King đối đầu nhau với hai màu đỏ và xanh...
Cùng bán đồ uống, Pepsi màu xanh và Coca màu đỏ. Trong khi Kodak màu vàng thì Fuji màu xanh lá cây, McDonald’s và Burger King đối đầu nhau với hai màu đỏ và xanh...
Màu sắc đã tạo ra dấu ấn đặc biệt trong lòng khách hàng mà thậm chí họ không cần nhớ tên.